Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Khái quát chungTổng quanLịch sửDân cưTôn giáo và tín ngưỡngVăn hóaPhong tục tập quánNgôn ngữ văn họcLễ hội & trò chơi dân gianNghệ thuật biểu diễnTrang phụcKiến trúc, mỹ thuậtMón ăn, hoa, tráiChợĐơn vị hành chính
Ca nhạc Huế
Ca nhạc Huế là loại ca thính phòng có nguồn gốc cung đình, được định hình vào đầu thế kỷ 19 dưới triều nhà Nguyễn. Ca nhạc Huế phát triển cực thịnh trong dòng cung đình dưới thời vua Tự Ðức.
Lý Nam Bộ
Lý là một loại dân ca của người Việt. Lý có ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, nhưng có lẽ nơi phát triển mạnh nhất là Nam bộ.
Cồng chiêng
Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20 đến 60cm, loại cực đại từ 90 đến 120cm.
Đàn Đá
Nhạc khí tự thân vang, thuộc loại xylophone, metallophone. Mỗi nhạc cụ là một bộ gồm nhiều thanh đá hợp thành. Mỗi thanh đá có kích thước và hình dáng khác nhau, được chế tác bằng phương pháp ghè đẽo thô sơ. Vật liệu để làm đàn là những loại đá sẵn có ở vùng núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Đàn T'rưng
Nhạc khí rất phổ biến trong các tộc ở Tây Nguyên. Đàn gồm một số ống buộc song song, chủ yếu bằng các loại tre nứa, một đầu kín, đầu kia vát chéo. Số ống trước đây thường là 2-3 hoặc 5-6, nay nhiều hơn. Khi diễn tấu người ta dùng hai dùi bằng tre hoặc gỗ gõ lên các ống.
Đàn Tam Thập Lục
Là nhạc khí dây, chi gõ của dân tộc Việt. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục.
Đàn Tranh
Đàn Tranh được hình thành trong ban nhạc từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14. Thời Lý - Trần, Đàn Tranh chỉ có độ 15 dây nên bấy giờ gọi là "Thập ngũ huyền cầm" và được dùng trong ban "Đồng văn, nhã nhạc" (đời Lê Thánh Tôn thế kỷ 15), sau này được dùng trong cả ban nhạc giáo phường. Thời Nguyễn (thế kỷ 19) được dùng trong ban "nhạc Huyền" hay "Huyền nhạc", lúc bấy giờ được…
Đàn Nguyệt (Đàn Kìm)
Đàn Nguyệt được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc dân gian cũng như cung đình bác học cổ truyền của người Việt. Xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam từ thế kỷ 11, cho tới nay, nó vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc của người Việt và là nhạc cụ chủ yếu dành cho nam giới.
Đàn Cò (Đàn Nhị)
Đàn Cò - Đàn Nhị đã có mặt trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam từ lâu đời, đã trở nên thân quen và gần gũi với mọi người dân Việt Nam, nó được trân trọng quí báu như cổ vật gia bảo. Đàn Cò đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng và đắc lực không thể thiếu trong các dàn nhạc dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay.
Đàn K'ni
Tên gọi mà người Ba Na và Ê Đê dùng để chỉ loại đàn một dây dùng cật tre làm cung kéo của một số tộc sống trên dọc Trường Sơn - Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Xơ Đăng, Pa Kô, Hrê...